Hậu quả Núi_Tambora

Ảnh từ trên không hõm chảo ở miệng núiMiệng núi lửa Tambora trên bán đảo Sanggar. Phía trên bên phải là miệng núi lửa Vesuvius gần Naples để so sánh kích thước

Năm 1815, những dòng sông nham thạch nóng thoát ra khỏi miệng núi có độ cao khoảng 4.000 m, làm chết hơn 71 ngàn người, trong số đó chết ngay lập tức khoảng 10.000 người qua vụ phun trào. Núi lửa phun ra một lượng tro, bụi, nham thạch và khí có tổng thể tích vào khoảng 50 tỷ m khối. Một lượng khí sulphur dioxide (SO2) khổng lồ cũng bay vào khí quyển.

Đám mây bụi từ núi lửa Tambora khiến nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0,4 tới 0,7 độ C. Năm 1816 sau đó được biết đến là "Năm không có mùa hè" [5], đặc biệt là nhiều khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ. Sương giá khiến mùa màng tại Canada và vùng New England của Mỹ thất bát. châu Âu cũng khốn đốn vì sự suy giảm nhiệt độ.

Hậu quả của núi lửa Tambora cũng để lại dấu ấn trong khoa học và nghệ thuật. Giới khoa học cho rằng đám mây bụi từ núi lửa Tambora là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhiều bức tranh tả cảnh hoàng hôn khá lạ lùng của Joseph Mallord William Turner (1775-1851), một danh họa nổi tiếng người Anh.

Tại châu Âu, giá yến mạch – được dùng làm thức ăn cho ngựa – tăng vọt khiến nhà phát minh người Đức Karl Drais tạo ra một dạng phương tiện giao thông không cần sức ngựa: xe đẩy chân. Đây được coi là "tổ tiên" của xe đạp.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Núi_Tambora http://www.peakbagger.com/peak.aspx?pid=11008 http://adsabs.harvard.edu/abs/1984Sci...224.1191S http://volcano.oregonstate.edu/vwdocs/volc_images/... http://www.volcano.si.edu/world/volcano.cfm?vnum=0... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17819476 http://vulcan.wr.usgs.gov/Volcanoes/Indonesia/fram... http://tambora.net //dx.doi.org/10.1126%2Fscience.224.4654.1191 http://www.peaklist.org/WWlists/ultras/indonesia.h... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v...